Vì sao bạch tuộc bị mù màu nhưng lại là bậc thầy về ngụy trang, thay đổi màu sắc cơ thể?

Vì sao bạch tuộc bị mù màu nhưng lại là bậc thầy về ngụy trang, thay đổi màu sắc cơ thể?

Trong thế giới động vật, bạch tuộc và các loài động vật chân đầu như mực, mực nang hay nautilus được biết đến như những bậc thầy ngụy trang bậc nhất. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc và kết cấu da để hòa mình vào môi trường xung quanh chỉ trong tích tắc. Điều đáng kinh ngạc là chúng thực hiện điều này mà không cần khả năng phân biệt màu sắc, bởi lẽ, chúng thực sự bị mù màu.

Các nghiên cứu trong thế kỷ 20 đã chỉ ra rằng bạch tuộc, giống như các loài động vật chân đầu khác, chỉ sở hữu một sắc tố thị giác. Khi phân tích mắt của bạch tuộc thường (Octopus vulgaris), các nhà khoa học phát hiện ra rằng võng mạc của chúng chỉ chứa một loại protein nhạy sáng duy nhất, hoạt động trong phạm vi bước sóng 475–360 nm. Điều này đồng nghĩa với việc bạch tuộc chỉ có thể nhìn thấy các sắc thái đen và trắng.

Không có bình luận

Đọc thêm