Tại sao thiên thạch 60 tấn không tạo ra hố khi rơi xuống?

Thiên thạch Hoba có trọng lượng khoảng 60 tấn, rơi xuống Namibia cách đây hơn 100 năm nhưng gần như không có dấu vết của miệng hố va chạm hình thành.

Thiên thạch Hoba có hình dáng tương đối vuông vức. Ảnh: Bas Idsinga

Năm 1920, một nông dân cày cánh đồng ở Grootfontein, Namibia, gặp chướng ngại vật bất ngờ bên dưới mặt đất. Tò mò về vật chắn khiến máy cày ngừng hoạt động, ông đào xới xung quanh và trông thấy cảnh tượng kỳ lạ. Bên dưới lớp đất là một phiến kim loại khổng lồ. Với trọng lượng 60 tấn, đây là thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy trên bề mặt Trái Đất. Thiên thạch được cho là chứa 84% sắt, 16% nickel và các nguyên tố khác. Dù phát hiện rất thú vị và có giá trị, điều thực sự kỳ lạ là hình dáng phẳng dẹt khác thường của nó và gần như thiếu hoàn toàn miệng hố va chạm, theo IFL Science.

Không có bình luận

Đọc thêm