Phát hiện ‘kho báu’ vô hạn, tích tụ hơn 1 tỷ năm dưới lòng đất, đủ cung cấp năng lượng sạch trong 170.000 năm cho toàn bộ thế giới

Các phát hiện địa chất gần đây cho thấy trữ lượng hydro tự nhiên tồn tại ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm ít nhất 30 bang của Mỹ. Khám phá này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, giới khoa học đến nay mới chỉ hiểu rời rạc về cách hình thành và vị trí tích tụ của hydro trong vỏ Trái Đất.

Theo Giáo sư Chris Ballentine, Trưởng khoa Địa hoá tại Đại học Oxford, đồng thời là tác giả chính của một công bố mới trên tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, vỏ trái đất đã tạo ra đủ hydro trong 1 tỷ năm qua để đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại trong vòng 170.000 năm. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ bao nhiêu trong số đó có thể khai thác thương mại hiệu quả.

Nghiên cứu của nhóm Ballentine đã xác lập danh sách các điều kiện địa chất cần thiết để hình thành và tích tụ hydro dưới lòng đất nhằm tạo cơ sở để định hướng hoạt động thăm dò. Cụ thể, hydro tự nhiên cần hội tụ ba yếu tố, nguồn sinh hydro, đá chứa và lớp phủ kín tự nhiên để giữ khí không thoát ra ngoài.

Không có bình luận

Đọc thêm