Hệ lụy từ nghiện mua sắm

Mua sắm vô độ đang dần trở thành một "căn bệnh" của nhiều người, bệnh nghiện mua sắm. Thấy rẻ là mua. Thấy buồn thì mua sắm cho vui. Khi có niềm vui thì mua quà thưởng cho mình. Dịp nào cũng có thể tiêu tiền cả. Mua sắm theo cảm xúc vô hình chung tạo ra sự lãng phí trong đời sống hàng ngày. Tiền bạc luôn là một chủ đề nhạy cảm, ít được nói đến một cách thẳng thắn hay bàn luận trong gia đình do được coi là vấn đề tế nhị và riêng tư. Cũng chính vì thế, văn hóa tiêu tiền cũng chưa thực sự được chú trọng.

Những con số khuyến mại 50-70 thậm chí là 90%, những phiếu giảm giá với số lượng giới hạn, những lời thúc giục từ người quảng cáo là những gương mặt nổi tiếng, có nhiều cách để kích thích mua sắm. Và nhiều người mua sợ bỏ lỡ cơ hội đã hình thành khái niệm mua sắm dựa trên cảm xúc, thay vì mua sắm do nhu cầu như trước đây. Theo các chuyên gia, khi thực hiện hành động mua sắm, vỏ não sẽ sản sinh ra dopamine, làm cho người mua cảm thấy hứng thú, vui vẻ. Chính vì thế nhiều người mua sắm vì thích cảm giác được nhận một món hàng mới chứ không phải vì giá trị sử dụng của nó.

Nghiện mua sắm, được hiểu đơn giản là trạng thái mà một người cảm thấy không thể kiềm chế được nhu cầu mua sắm, dù họ không thực sự cần những món đồ đó. Hành vi này thường đi kèm với cảm giác thỏa mãn tạm thời khi mua sắm, nhưng sau đó lại là sự hối hận, lo lắng về tài chính, hoặc cảm giác trống rỗng. Đôi khi, nghiện mua sắm cũng là một cách để đối phó với stress, cảm giác cô đơn hoặc sự thiếu thốn tinh thần.

Không có bình luận

Đọc thêm