Mỹ nam có độ hot tăng 6000% nhờ gương mặt đẹp hoàn hảo, danh xưng "bạn trai quốc dân" không ai dám cãi
- hôm nay, 00:08
- kenh14.vn
- 0
Tôi bắt đầu hành trình đọc sách của mình từ khi còn rất nhỏ và bắt đầu cực kỳ nghiêm túc trong việc này kể từ khi bước chân vào đại học. Tuổi trẻ mà, cái vẻ ngoài sang trọng của việc có một đầu óc uyên bác, nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ hoa mỹ, cao cấp và khó hiểu - khiến tôi say sưa bơi trong các thể loại sách triết học và lý luận. 18 tuổi, tôi đọc bằng hết Zarathustra nói như thế của Nietzsche. 20 tuổi, chỉ vì mê câu chuyện của Dante Alighieri mà tôi mua quyển Thần khúc dày cộp về nhà để nghiền ngẫm. 21 tuổi, tôi đọc hết Chính trị luận của Aristotle, đọc Đạo đức kinh của Lão tử, đọc cả Phân tâm học của Freud. Kết quả, dù đọc hết tất cả những trang sách đấy, tôi vẫn không thể nhớ nổi một câu. Sự thông thái vẫn nằm trên trang sách chứ chưa chạy vào đầu tôi một tí nào. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu sao khát khao thể hiện mình thông minh lại có thể lớn đến mức khiến tôi dành hàng tuần, hàng tháng để đọc bằng hết những kiến thức mà mình không hiểu tí gì như thế.
Ngày hôm trước, nhìn Kỳ Duyên ấp úng không thể trả lời hết câu hỏi mà BGK đưa ra về câu chuyện đọc sách, nhìn cái cách nhiều người nhân cơ hội này để chế nhạo những người tự nhận rằng mình không học hỏi qua sách vở - tôi chợt nhớ đến mình của năm 18 tuổi. Đọc sách triết học để thể hiện mình thông minh và sâu sắc hơn người, để khoe rằng mình đã đọc hết Nietszche, Sigmund Freud và Lão tử trước năm 20 tuổi. Tôi đã đọc từng đấy sách, lại toàn sách dày và khó, nhưng tôi chẳng thấy mình uyên bác hơn. Vậy tôi có thật sự thông minh hơn một người không đọc cuốn sách nào, nhưng vẫn tỏ tường đạo lý chỉ nhờ những trải nghiệm và sự tự đúc kết trong cuộc sống hay không? Tôi nghĩ là không.
Không có bình luận