Vụ việc sản xuất sữa giả là hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ về đạo đức kinh doanh còn về năng lực thể chế. Nếu không chấn chỉnh quyết liệt, hậu quả tương tự sẽ còn tái diễn.
Việc làm giả hàng trăm loại sữa – vốn là sản phẩm thiết yếu, đặc biệt dành cho những đối tượng yếu thế như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai – không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn là hành vi phi nhân tính, xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và lòng tin xã hội.
Nhưng vấn đề cần suy nghĩ nhiều hơn là tại sao một đường dây với quy mô lớn như vậy lại có thể hoạt động trong suốt 4 năm mà không bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời? Điều này cho thấy lỗ hổng trong nhiều khâu: Từ quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra thị trường đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng tại địa phương. Những lỗ hổng này đều cần được khắc phục.
Không có bình luận