Yếu tố ‘sống còn’ giúp thu nhập bình quân Việt Nam vượt 14.000 USD, trở thành "con hổ" châu Á mới như Hàn Quốc, Singapore

Yếu tố ‘sống còn’ giúp thu nhập bình quân Việt Nam vượt 14.000 USD, trở thành

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế - Paul Krugman khẳng định rằng, năng suất lao động là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của mọi nền kinh tế trong dài hạn. Đối với Việt Nam, việc nâng cao năng suất lao động thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là chìa khóa vàng để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình", hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển vào năm 2045, với mức thu nhập trên 14.000 USD/người theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB).

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2024 từng nhận định: “Việt Nam sẽ cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để có thể đạt được tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng”.

Không có bình luận

Đọc thêm