Trong cuộc đua nước rút đến kỳ thi, ai cũng mong mình có thể học nhanh, nhớ lâu, làm bài tốt. Nhưng không phải ai cũng biết cách học sao cho thông minh và hiệu quả. Nhiều người vẫn đang cắm đầu vào học thuộc lòng, đọc đi đọc lại hay thức khuya dậy sớm mà kết quả vẫn lẹt đẹt, kiến thức trôi tuột như nước qua tay. Vậy thì, đâu là “chân lý” học tập giúp bạn không cần tốn quá nhiều thời gian mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu? Câu trả lời nằm ở ba chữ: “học có chiến lược” – tức là học đúng cách, đúng thời điểm và đúng não của mình.
Thứ nhất, hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ não bộ mình hoạt động ra sao . Khoa học thần kinh đã chứng minh rằng não người không được thiết kế để ghi nhớ thông tin theo kiểu nhồi nhét, mà cần được tiếp cận thông tin nhiều lần, theo cách khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, việc bạn học đi học lại một chương trình trong một buổi tối rồi mong hôm sau nhớ hết là điều… mơ hồ. Học thông minh là biết cách “trải đều việc học” (spaced repetition) – tức là lặp lại kiến thức theo chu kỳ cách quãng. Bạn học hôm nay, nhắc lại ngày mai, ôn lại sau 3 ngày, rồi một tuần… Cứ như vậy, thông tin sẽ từ từ được ghi vào trí nhớ dài hạn, giống như cách bạn vẫn nhớ tên một bài hát cũ chỉ vì từng nghe đi nghe lại hồi nhỏ.
Không có bình luận