Công trình 200 năm từng khiến cố GS Võ Tòng Xuân thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn” xác lập kỷ lục mới

Công trình 200 năm từng khiến cố GS Võ Tòng Xuân thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn” xác lập kỷ lục mới

Đó là kênh đào Vĩnh Tế (hay còn gọi là kênh Vĩnh Tế). Đây là kênh đào chảy qua địa phận của hai tỉnh là An Giang và Kiên Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang ý nghĩa lịch sử mà còn được coi là huyết mạch giao thông trọng yếu, thúc đẩy giao thương kinh tế để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam.

Theo các ghi chép trong lịch sử, Vĩnh Tế là kênh đào lớn thứ hai trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Kênh đào này được danh thần Thoại Ngọc Hầu chỉ huy khoảng 80 vạn người đào bằng tay từ năm 1819 – 1824. Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang, kênh Vĩnh Tế có chiều dài khoảng 91 km, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành (thuộc TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay).

Không có bình luận

Đọc thêm